Bài đăng phổ biến

Thursday, June 2, 2011

(khu công nghiệp) http://khucongnghiep.net , việc làm khu công nghiệp, khu cong nghiep

Khu công nghiệp môi trường xanh

khu cong nghiep
Bảo vệ môi trường KCN, KCX tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là thành phố đông dân nhất cả nước, các KCX, KCN đều tiếp giáp với các khu dân cư đông đúc. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Ban Quản lý các KCX và công nghiệp TPHCM (HEPZA) đã tập trung cao độ trong công tác quản lý và đạt được kết quả ngày càng tốt hơn.
Tình hình phát triển các KCX, KCN trên địa bàn
Tính đến 31/12/2010, trên địa bàn TPHCM đã hình thành hệ thống 16 KCX, KCN với diện tích đất đã thực hiện 3.614,23 ha. Trong đó, có 13 KCX, KCN đã đi vào hoạt động; 2 KCN đang triển khai hạ tầng (KCN Phong Phú và KCN Đông Nam) và 1 KCN đang trong giai đoạn thực hiện quy hoạch (KCN Phú Hữu). Ngoài ra, TPHCM còn có 6 KCN dự kiến thành lập bao gồm: Bàu Đưng, Phước Hiệp, Xuân Thới Thượng, Vĩnh Lộc 3, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân 3 với tổng diện tích 1.455 ha (trong đó Phước Hiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đang từng bước hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan); 4 KCN dự kiến mở rộng bao gồm Hiệp Phước giai đoạn 3, Vĩnh Lộc, Tây Bắc Củ Chi và Lê Minh Xuân với tổng diện tích 849 ha. Mục tiêu của các KCN mới và mở rộng là thu hút các ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển của thành phố và bảo vệ môi trường, bao gồm điện – điện tử, hóa chất, cơ khí, và chế biến lương thực – thực phẩm; tạo động lực vững chắc cho thành phố phát triển. Như vậy, đến năm 2020, TPHCM sẽ có tổng cộng 22 KCX, KCN tập trung với tổng diện tích 5.918 ha.
Tính đến nay, tại các KCX, KCN trên địa bàn TPHCM có 1.206 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,386 tỉ USD. Trong đó, có 725 dự án có vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký trên 2,43 tỉ USD và 481 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký trên 2,94 tỉ USD. Diện tích đất thuê lũy kế 1.218,54 ha/1.609,95ha đất thương phẩm của 13 KCX, KCN (tỷ lệ lấp đầy bình quân 75,69%).
Kim ngạch xuất khẩu lũy kế đến nay đạt 22,56 tỉ USD; tổng số lao động làm việc tại các KCX, KCN là 255.855 người, trong đó lao động nữ chiếm 65%, số lao động nước ngoài đang làm việc là 2.106 người.
Về cơ sở hạ tầng, các KCX, KCN đang hoạt động về cơ bản đã hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà đầu tư, đạt từ 70 – 90%. Một số khu thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng và tiến hành xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng xã hội, phúc lợi cho công nhân.
Tình hình bảo vệ môi trường các KCX, KCN tại TPHCM
Quyết định số 76/2002/QĐ-UBND về Quy chế quản lý nhà nước về môi trường đối với các KCX và KCN trên địa bàn TPHCM do UBND TPHCM ban hành là quy chế đầu tiên trong cả nước về lĩnh vực quản lý môi trường các KCX, KCN.
Thực hiện Quyết định 76/2002/QĐ-UB, HEPZA chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp (DN) trong KCX, KCN và tiến hành thanh tra nếu các DN này có dấu hiệu vi phạm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do các quy định về bảo vệ môi trường chưa được chặt chẽ, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT chưa thật nghiêm khắc. Tại các KCN, vẫn có trường hợp một số DN đấu nối trái phép nước thải vào nước mưa, nhiều chủ DN có hành vi đối phó với cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề BVMT bằng cách xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm cục bộ, chỉ vận hành hệ thống khi có kiểm tra. Một số DN có xây dựng hệ thống xử lý nước thải (XLNT) cục bộ nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao, có DN không vận hành, thoát nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép đưa vào mạng lưới thu gom, dẫn đến tình trạng quá tải của hệ thống XLNT tập trung KCX, KCN. Tình trạng khai thác nước ngầm vẫn chưa kiểm soát được, dẫn đến không kiểm soát được lưu lượng nước thải đưa về các nhà máy XLNT tập trung của KCX, KCN.
Trong giai đoạn này, chỉ có 6/13 KCX, KCN đang hoạt động có hệ thống XLNT tập trung, các KCN còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Việc đấu nối thoát nước vào mạng lưới thu gom được các Công ty Phát triển hạ tầng (PTHT) bắt đầu quan tâm. Ngoài ra, hoạt động BVMT của Công ty PTHT chỉ tập trung cho công tác vận hành hệ thống XLNT tập trung của khu.
Ngày 14/3/2008 Chính phủ ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP về KCN, KCX và KKT, HEPZA đã nghiêm túc triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Công tác quản lý
- Tập trung chỉ đạo các KCN chưa xây dựng nhà máy XLNT tập trung phải khẩn trương lên kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy XLNT tập trung, nhanh chóng đưa vào vận hành. Tính đến 31/12/2008, 100% KCX, KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố đã xây dựng xong nhà máy XLNT tập trung và hoàn thiện cơ bản mạng lưới thu gom nước thải, từng bước đôn đốc DN đấu nối thoát nước.
- Thành lập Phòng quản lý môi trường và tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn chuyên ngành cho phòng để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về BVMT.
- Yêu cầu các Chủ đầu tư KCX, KCN thành lập Bộ phận chuyên trách BVMT tại các KCX, KCN, trong đó có một lãnh đạo Công ty PTHT phụ trách. Bộ phận BVMT là lực lượng tại chỗ, có thể giám sát 24/24 tình hình môi trường phát sinh trên địa bàn. Hiện nay, số lượng cán bộ của Bộ phận BVMT các KCX, KCN là trên 120 người, có chuyên môn chuyên ngành và được đào tạo để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động BVMT của DN trong KCX, KCN, phát hiện các hành vi vi phạm về môi trường, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Tham mưu cho UBND Thành phố quyết định thành lập Thanh tra HEPZA để xử lý vi phạm và nâng cao hiệu quả quản lý các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực BVMT.
- Định kỳ tổ chức họp giao ban công tác quản lý môi trường với các Công ty PTHT KCX, KCN luân phiên tại từng KCX, KCN, có tham quan thực tế hệ thống XLNT tập trung của KCX, KCN để trao đổi kinh nghiệm và kịp thời hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường.
- Làm việc với Lãnh đạo các DN vi phạm về môi trường để lắng nghe khó khăn của DN trong công tác BVMT, chỉ rõ việc vi phạm và yêu cầu các DN khắc phục.
- Công khai danh sách DN vi phạm pháp luật về môi trường và danh sách DN đã khắc phục vi phạm về BVMT trên Trang thông tin điện tử của HEPZA (www.hepza.gov.vn). Ngoài ra còn giới thiệu các đơn vị tư vấn – cung ứng dịch vụ bảo vệ môi trường có năng lực chuyên môn để DN tham khảo hợp tác.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến DN các nội dung pháp luật về BVMT, quản lý chất thải rắn.
Công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT và đề án BVMT:
Ngày 13/4/2009, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HEPZA; đồng thời, ủy quyền cho HEPZA thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ đã được giao tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP về quản lý môi trường: tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; làm việc với UBND các quận/huyện có KCX, KCN; ủy quyền cho HEPZA cấp xác nhận Cam kết BVMT cho các DN đầu tư vào KCX, KCN. Theo đó, hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt/xác nhận đề án BVMT, xác nhận đăng ký cam kết BVMT đã đi vào nề nếp.
Tính đến nay, HEPZA đã phê duyệt 42 đề án BVMT; xác nhận 97 đề án BVMT; xác nhận hoàn thành 65 đề án BVMT; thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 19 dự án; xác nhận đăng ký 64 Cam kết Bảo vệ môi trường và 02 Cam kết Bảo vệ môi trường bổ sung cho các DN trong KCX, KCN.
Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về BVMT
Từ năm 2001 – 2006, HEPZA đã chủ động kiểm tra và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra về môi trường đối với 2.165 lượt DN. Trong năm 2007 đã xử phạt 77 trường hợp. Từ tháng 7/2009, Thanh tra HEPZA được UBND Thành phố quyết định thành lập với biên chế 10 người và giao nhiệm vụ thực hiện chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đối với các DN trong KCX, KCN. Năm 2010, thanh tra 114 DN, xử phạt vi phạm hành chính 45 DN. Với việc thành lập Thanh tra Ban Quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả; tình hình vi phạm pháp luật về môi trường của DN trong KCX, KCN giảm rất nhiều, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong KCX, KCN, tăng cường kỷ cương, hiệu lực quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN. Theo đó, công tác BVMT được cải thiện rõ rệt, số vụ việc và mức độ vi phạm giảm.
Trong quá trình quản lý, HEPZA đã phát hiện nhiều trường hợp DN không có phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị và nhân lực nhưng vẫn tổ chức dịch vụ phân tích chất lượng môi trường, số liệu phân tích không chính xác, bất hợp lý. Ngoài ra, việc kiểm định các thiết bị đo đạc chất lượng môi trường còn bỏ ngỏ, chỉ có một số ít phòng thí nghiệm được cấp chứng chỉ Villas phải tuân thủ việc kiểm định thiết bị theo quy định của ISO 17025 và của đơn vị công nhận.
Công tác thu gom và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung
Đến nay, 13/13 KCX, KCN đang hoạt động đều có nhà máy XLNT tập trung vận hành ổn định và tất cả các KCX, KCN đã hoàn chỉnh mạng lưới thu gom nước thải; đấu nối hoàn chỉnh nước thải từ các DN vào hệ thống thu gom chung của KCX, KCN. Tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy XLNT tại các KCX, KCN của thành phố hiện là 53.000 m3/ngày.
Một số kiến nghị
Nhìn chung, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã có một bước tiến lớn, trong đó phát huy cơ chế “Một cửa, tại chỗ” nhằm tăng cường thu hút đầu tư, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chậm ra văn bản hướng dẫn thực hiện đã làm cho Ban Quản lý KCN cấp tỉnh lúng túng trong thực hiện.
Hiện nay, HEPZA rất hạn chế tiếp nhận đầu tư các DN thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường, chỉ tiếp nhận dự án đầu tư có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao theo 3 mũi nhọn của TPHCM: điện – điện tử, cơ khí chính xác, hóa dược – chế biến lương thực thực phẩm.
Từ thực tế công tác BVMT tại địa phương, HEPZA xin đề xuất một số ý kiến để tăng cường thực hiện công tác BVMT tại các KCX, KCN như sau:
- Sớm sửa đổi Thông tư 08 để tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý môi trường các KCX, KCN; nâng cao vai trò trách nhiệm của các Công ty PTHT KCX, KCN trong việc nắm tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT của DN trong KCX, KCN; tiếp tục phát huy vai trò của bộ phận chuyên môn về BVMT của KCX, KCN.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các DN về công tác BVMT. Tuy nhiên, công tác thanh tra cần phải có kế hoạch, tránh chồng chéo. Từng bước hạn chế việc khai thác, sử dụng nước ngầm để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm chung. Ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và địa phương rà soát, xác định các nguồn thải trên địa bàn để có cơ sở xác định trách nhiệm của các đơn vị xả nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường; thống nhất một đầu mối cấp phép xả thải đối với KCN ven kênh thủy lợi.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng các kiến thức quản lý BVMT cho các bộ phận môi trường KCX, KCN và các nhân viên chuyên trách về môi trường của các DN trong KCX, KCN; nâng cao nhận thức về BVMT trong giới chủ DN.
- Cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo xây dựng hệ thống quan trắc tự động từ ngân sách nhà nước để có hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý và giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải tại các KCX, KCN, kịp thời phát hiện các trường hợp xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép ứng dụng các công cụ tin học trong công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và tại DN.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản hướng dẫn thủ tục về BVMT đối với các trường hợp doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, sản xuất nhưng chưa thực hiện thủ tục môi trường thay thế cho Thông tư 04/2008/TT-BTNMT quy định chấm dứt việc làm Đề án BVMT từ ngày 31/12/2009 để tháo gỡ các vướng mắc cho các DN, vì trong thực tế, việc các DN sang nhượng, cho thuê lại nhà xưởng rất phổ biến.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu hướng dẫn cấp phép, quản lý hoạt động sau cấp phép của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về môi trường và dịch vụ phòng thí nghiệm, phân tích chất lượng môi trường nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn về môi trường cho doanh nghiệp. Đồng thời, bảo đảm kết quả phân tích mẫu chính xác, khách quan, trung thực để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đảm bảo được tính chính xác, hạn chế việc khiếu nại của doanh nghiệp.
khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep 
khu cong nghiep

3 comments:

  1. - Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu hướng dẫn cấp phép, quản lý hoạt động sau cấp phép của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về môi trường và dịch vụ phòng thí nghiệm, phân tích chất lượng môi trường nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn về môi trường cho doanh nghiệp. Đồng thời, bảo đảm kết quả phân tích mẫu chính xác, khách quan, trung thực để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đảm bảo được tính chính xác, hạn chế việc khiếu nại của doanh nghiệp.

    ReplyDelete
  2. cảm ơn bạn đã nhận xét mình thích nhận xét lém :D:D

    ReplyDelete