Bài đăng phổ biến

Thursday, June 2, 2011

(khu công nghiệp) http://khucongnghiep.net Tin tức khu công nghiệp

Tin tức khu công nghiệp

khu cong nghiep
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
khu cong nghiep
khu cong nghiep

I. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 1/ Thuận lợi:
– Nhìn chung các KCN&KCX đã đi vào hoạt động ổn định, đặc biệt là các KCN&KCX có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện; tính đến nay tỷ lệ lấp đầy tại các KCN-KCX đạt 70% ở giai đoạn 1; tỷ lệ lấp đầy tại các KCN-KCX trên địa bàn thành phố từ 50% trở lên có 9 khu còn lại một vài khu tỷ lệ lấp đầy chưa cao là do cơ sở hạ tầng còn thiếu (điện, nước), thủ tục hành chính nhiêu khê….
– Tổng vốn đầu tư (tính gộp GPÐT và GPÐC) nước ngoài và trong nước năm 2001 theo ngoại tệ là 310 triệu USD, tuy mới chỉ đạt 91% chỉ tiêu đề ra song vẫn đứng trong 3 vị trí đầu trong tổng số 67 KCN-KCX của cả nước về kết quả thu hút vốn đầu tư trong năm 2001.
– Năm 2001 đã có thêm 109 nhà máy đi vào sản xuất; phần lớn doanh nghiệp họat động bình thường, kim nghạch xuất khẩu của 2 KCX tuy chỉ đạt 9,6% so với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn mức tăng chung của kim ngạch xuất khẩu cả nước, là năm thứ tư xuất siêu kim ngạch và kim ngạch xuất siêu là 160 triệu USD.
– Trong năm 2001 các KCN-KCX thu hút thêm được 16.000 lao động, cao nhất trong các năm qua, đưa tổng số lao động trong KCN và KCX lên đến 96.000 người. Việc chấp hành luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động tương đối tốt, chỉ có một số ít vụ tranh chấp giữa công nhân và chủ đầu tư nhưng đã được Ban quản lý và công đòan KCX-KCN hoà giải.
– Việc thực hiện công tác cải cách hành chính dần dần được cải thiện, Ban quản lý các KCN-KCX cũng đã đề xuất tháo gỡ các khúc mắc, khó khăn; công tác kiểm hóa của Hải Quan được sửa đổi; các hình thức dịch vụ , ngân hàng được tăng cường giúp các nhà đầu tư và doanh gnhiệp cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi chọn KCN-KCX làm địa điểm dầu tư.
2/ Một số hạn chế trong công tác thu hút đầu tư tại các KCN-KCX:
Hiện tại các KCN không thể tiếp tục triển khai việc cho thuê đất vì các lý do sau:
- Ða phần các KCN đều ách tắc trong việc đền bù giải tỏa mặc dù đã báo cáo và đã được UBND thành phố chỉ đạo tháo gỡ nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn, cản trở rất lớn đến tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trong các năm gần đây.
- Sự chậm trễ của công trình cấp nước cho KCN Hiệp Phước, Trạm điện cho KCN Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, việc nâng cao 2 trụ điện 2 bên bờ sông Soài Rạp đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp KCN và ảnh hưởng không tốt đến việc thu hút đầu tư của các KCN .
- KCN Cát Lái 4 năm qua vẫn chưa khởi công xây dựng và KCN Hiệp Phước triển khai chậm về xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư.
- Về lao động, có hơn 50% là lao động từ các tỉnh khác đến, việc ăn ở tạm bợ, đi lại gây ùn tắc giao thông giao thông vào giờ cao điểm đã tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác của thành phố mà hiện tại các cơ quan chức năng chưa có giải pháp nào hữu hiệu được triển khai.
- Các KCN-KCX hiện nay chưa đặt vấn đề bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý các chất thải trong công nghiệp……. chưa được đề cập và giải quyết triệt để.
- Việc cạnh tranh không lành mạnh về giá thuê đất của một số KCN trong và ngoài địa bàn thành phố dẫn đến việc thu hút đầu tư của một số KCN bị hạn chế; bên cạnh đó còn kéo theo cả một số doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm vào khu vực không đúng quy hoạch.
- Giá thuê đất tại KCN thực tế còn quá cao đối với một số doanh nghiệp khi họ muốn di dời vào KCN để sản xuất, thêm vào đó họ phải trả các chi phí dẫn đến giá thành sản phẩm của họ tăng lên không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề nhưng địa điển sản xuất ở địa bàn khác hoặc ngoài KCN.
- Những KCN không có lợi thế, ở xa trung tâm đô thị và đường giao thông, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng lớn thì giá cho thuê lại đất sẽ cao, việc thu hút đầu tư vào KCN này sẽ rất chậm.
- Một số công ty phát triển hạ tầng KCN sử dụng ngay diện tích đất chưa có cơ sở hạ tầng để cho doanh nghiệp thuê lại với giá rất cao, việc thu hút đầu tư vào các KCN này rất chậm.
Cơ chế cho thuê đất của bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng chính phủ sẽ phát sinh một số vấn đề sau:
- Các doanh nghiệp thuê đất phải ký kết 2 hợp đồng: một với Nhà nước về thuê đất và một với công ty phát triển hạ tầng về phí sử dụng hạ tầng, điều này sẽ tọa nên sự không đồng bộ trong thu hút đầu tư và quản lý điều hành hoạt động của KCN.
- Việc thay đổi cơ chế cho thuê đất khi các KCN tập trung đang bắt đầu phát huy tác dụng sẽ gây bất ổn trong chính sách của nhà nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư.
II.Kết quả thu hút vốn đầu tư trong những năm qua:
1/ Tình hình thu hút vốn đầu tư:
- Các Ban quản lý KCN-KCX thường xuyên quan hệ với các tổ chức ngoại thương và xúc tiến đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan….để học tập, rút kinh nghiệm; tổ chức các đoàn của Ban quản lý và các công ty đầu tư và xây dựng KCN sang các nước vận động đầu tư và đón tiếp các đoàn doanh nghiệp của các nước đến KCX-KCN tìm kiếm cơ hội đầu tư để có thêm nhà đầu tư nứơc ngoài đầu tư vào KCN-KCX. Ngoài ra các công ty đầu tư xây dựng KCN còn vận động trực tiếp các nhà đầu tư trong nước, vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN để họ mời gọi bạn bè đầu tư vào KCN. Kết quả thu hút vốn đầu tư được thống kê một cách khá đầy đủ qua các bảng sau:
KCN, KCX Vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư trong nước
Vốn đầu tư (triệu USD) Trong đó Vốn đầu tư tỷ VNÐ Trong đó
Ðầu tư mới DN tăng vốn Ðầu tư mới DN tăng vốn
Số GPÐT Vốn đăng ký Số GPÐT Vốn tỷ VNÐ
Tân thuận 31,3 2 2,.00 29,3
Linh Trung 1 22,6 4 10,6 12
Linh Trung 2 7,33 7 7,33
Bình Chiểu 3,2 3,2
TânTạo 27,56 10 21,23 7,12 608,94 17 601,49 7,45
Vĩnh Lộc 16,51 11 14,75 1,76 459,02 17 443,36 15,66
- So sánh với năm 2000:
Tính gộp số vốn đăng ký của các GPD(T và tăng vốn, giảm vốn của các doanh nghiệp thì năm 2001, các KCN-KCX thu hút được sớ vốn cao hơn năm 2000
Tổng vốn của GPÐT và GPÐC Năm 2000 Năm 2001
Số vốn So với năm 2000
Vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư trong nước
145,42 tr.USD
1.728,84 tỷ VNÐ
153,41tr.USD
2.053,01tỷ VNÐ
Tăng 5,5%
Tăng 35,6%
2/ Kết quả cộng dồn thu hút đầu tư của các KCN và KCX:
Số GPÐT và vốn đăng ký đầu tư hiện nay của các KCN và KCX
KCN-KCX Diện tích (ha) Ðầu tư nước ngoài Ðầu tư trong nước
Số GPÐT Vốn Tr.USD Số GPÐT Vốn Tỷ VNÐ
Tân thuận 300 114 615,65
Linh Trung 1 62 35 202,84
Linh Trung 2 62 8 7,63
Bình Chiểu 28 14 81,13 6 39,99
TânTạo 182 25 88,74 79 1.816,06
Vĩnh Lộc 200 22 31,07 31 899,98
Lê Minh Xuân 100 26 24,76 79 379,44
Tân Bình 1425 22 21,31 66 1.038,78
Tân Thới Hiệp 29 7 8,58 12 336,7
T.Bắc củ Chi 215 11 121,68 7 168,84
Hiệp Phước 332 2 31,40 2 125,58
Cộng: 1.652 286 1.234,79 280 4.805,37
- Số quốc gia, lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào KCX và KCN là 18(Châu á: 9, Châu Âu và Mỹ: 6, Canada, úc… Trong đó 5 quốc gia, lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất là:
+ Nhật bản: 408,80 Tr.USD – 55 GPÐT
+ Ðài Loan: 275,77 Tr. USD – 106 GPÐT
+ Hongkong:130,28 Tr.USD – 18 GPÐT
+ Hà Lan: 98,40 Tr.USD – 4 GPÐT
+ Hàn Quốc: 69,92 Tr.USD- 31 GPÐT
- Vốn đầu tư bình quân của một giấy phép đầu tư nước ngoài là 4,35 triệu USD, của một giấy phép đầu tư trong nước là 16,75 tỷ VNÐ. Tính riêng năm 2001, vốn đầu tư bình quân 1 GPÐT nước ngoài là 1,68 tr.USD, thấp mhơn mức bình quân của các năm trước; vốn bình quân của một GPÐT trong nước là 24,4 tỷ VNÐ, cao hơn mức bình quân củ các năm trước và gần bằng mức bình quân của 1 GPÐT nước ngoài năm 2002 (quy ra ngoại tệ là 1,63 tr.USD).
- Các ngành sản phẩm có vốn đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư vào KCN và KCX (Linh Trung và Tân Thuận) là :
KCX Tân Thuận KCX Linh Trung Các KCN khác
Vốn nước ngoài Vốn trong Nước Vốn nước ngoài Vốn trong Nước
Ðiện, điện tử 30% Giày 34% H.chất, dược 23% Cao su, nhựa 25%
Dệt, may 18% Ðiện, điện tử 17% Thực phẩm 14% Dệt, may 20%
Cơ khí 14% Dệt, may 15% Gỗ,bao bì 11% Gỗ, bao bì 12%
Nhựa 11% Chế biến gỗ 8% Cơ khí 7% Thực phẩm 9%
- Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN và KCX trong năm 2001:
+ Tính chung cho hai khu chế xuất: Kim ngạch xuất khẩu là 812,44 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 651,79 triệu USD, so với năm 2000 tăng 9,6% , nhập khẩu tăng 1,1%. Mức tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm 2001rất thấp so với mức tăng hàng năm trên 30% của các năm trước.
+ Tính chung cho các KCN: kim ngạch nhập khẩu là 74,682 tr.USD, mua nguyên vật liệu thiết bị tại Việt Nam là 18,832 tr.USD, kim ngạch xuất khẩu là 37,998 tr.USD, tiêu thụ nội địa là 74,682 tr.USD (số liệu này chỉ đúng tương đương đối vì còn thiếu một số các doanh nghiệp chưa khai báo số liệu).
III.Phương hướng và mục tiêu phát triển của các KCN và KCX trong năm 2002
1/ Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và KCX
- KCX Tân Thuận: khởi công xây dựng trung tâm hoạt động của công nhân, khu kho vân tại KCX Tân Thuận và kho hàng hó vận tải hàng không ở Tân Bình.
- KCX Linh Trung: hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng ở KCX Linh Trung 2.
- KCN Lê Minh Xuân tiếp tục thi công các công trình cơ sở hạ tầng khu 55 ha.
- KCN Vĩnh Lộc: đền bù, giãi toả 100% diện tích KCn, nâng cao nănglực trạm cung cấp nước, hoàn thành thiết kế và khởi công xây dựng trạm xử lý nước thải.
- KCN Tân Tạo: tiếp tục thi công để hoàn tất các công trình cơ sở hạ tầng trong đó có trạm sử lý nước thải của khu 182 ha, đồng thời tiến hành đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng khu mở rộng 262 ha.
- KCN Tân Bình tiếp tục thi công các công trình cơ sở hạ tầng trên diện ti`1ch hiện nay, hoàn thành thiết kế và khởi công xây dựng trạm sử lý nước thải; chuẩn bị để triển khai diện tích 100 ha nếu được phép mở rộng.
- KCN Tân Thới Hiệp: thi công các công trình chiếu sáng, cây xanh, xử lý nước thải; nế được phép triển khai giai đoạn 2 sẽ tiến hành đền bù giải tỏa và khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
- KCN Tây Bắc Củ Chi: giải tỏa 2/3 diện tích còn lại của KCN (118 ha), khởi công các tuyến đường chính, các công trình thoát nước mưa, nước thải, chiếu sáng, cây xanh với tổng dự toán trên 80 tỷ VNÐ.
- KCN Hiệp Phước: thi công công trình cấp nước cho KCN, giải tỏa 147 ha còn lại, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể tiếp nhận các dự án đầu tư lớn.
- KCN Cát Lái: bắt đầu đền bù giải tỏa mặt bằng và khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
2/ Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong năm 2002
- Tranh thủ cơ hội đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng gia tăng để đẩy mạnh vận động đầu tư, phấn đấu năm 2002 thu hút vốn đầu tư kề cả trong và ngoài nước quy ra ngoại tệ đạt 355 tr.USD, tăng 15% so với năm 2001. Cụ thể cho từng KCN và KCX như sau:
KCN, KCX Vốn đầu tư quy ra triệu USD Diện tích đất cho thuê và dặt cọc thuê (ha) Tỷ lệ lấp kín KCN, KCX (%)
Tân thuận 50 20 85%
Linh Trung 1 đã hết đất cho thuê
Linh Trung 2 30 15 60%
TânTạo 65 20 đầy khu 182 ha, 20% khu 262 ha
Vĩnh Lộc 25 20 80%
Lê Minh Xuân 20 15 75%
Tân Bình 25 10 85% (không tính phần mở rộng)
Tân Thới Hiệp 10 5 100% giai đoạn 1: 29 ha
T.Bắc củ Chi 30 25 80%
Hiệp Phước 100 60 50%
3/ Một giải pháp đối với các vấn đề phát sinh trong thời gian tới:
- Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện chính sách di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào KCN và vùng phụ cận nên tỷ lệ lấp đầy các KCN, Cụm công nghiệp là một vấn đề mang tính khách quan do đó việc phát triển các KCN, Cụm công nghiệp mới trong thời gian tới cần phải quy hoạch hết sức thận trọng; chương trình này cần phải kết hợp với các chương trình chỉnh trang đô thị, đổi mới thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực….. bên cạnh đó cần phải có các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc thiết lập các KCN, Cụm công nghiệp mới trong việc đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho các doanh nghiệp khi di dời vào KCN và CCN sẽ không bị đẩy chi phí giá thành sản phẩm quá cao khó cạcnh tranh với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng sản phẩm nhưng ở địa bàn khác.
- Các KCN, CCN nếu được quy hoạch nhà nước cần ưu tiên tập trung vốn để giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải tỏa tránh tình trạng kéo dài việc đền bù giải toả hoặc khi đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng cho các KCN, CCN người dân gây áp lực đòi tăng giá đền bù gây thiệt hại cho các KCN trong vấn đề cho thuê đất sau này.
- Các KCN, CCN cần phải có dự án xây dựng ngay các nhà máy xử lý nước thải, chất thải song song ngay khi xây dựng cơ sở hạ tầng tránh tình trạng tại các KCN,CNN trở thành địa điểm gây ô nhiễm tập trung. Công việc này Nhà nước nên sử dụng vốn ngân sách để thực hiện, hỗ trợ nhằm hạ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng xuống giúp cho chi phí của doanh nghiệp không bị đẩy lên cao
- Việc phát triển các CCN trong thời gian tới là rất cần thiết vì mô hình này có quy mô nhỏ dễ phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn, nhân công ít, máy móc còn lạc hậu…. mô hình này có thể là một bước quá độ trong một thời gian để họ có thể chuyển đổi ngành nghề hoặc thay đổi trang thiết bị sản xuất hiện đại mà không bị sốc khi phải tiếp cận ngay với mô hình khu công nghiệp hiện đại với những máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến; việc đầu tư cho CCN cũng ít vốn hơn sẽ làm giảm áp lực về tài chính cho nhà nước.
- Việc hình thành các KCN, CCN cũng cần phải tăng cường các dịch vụ kèm theo (điện thoại, ngân hàng, tư vấn, bưu điện, giao thông….) để phục vụ các doanh nghiệp, trong đó quan trong nhất là các dịch vụ về ngân hàng giúp cho những doanh nghiệp thiếu vốn có thể đáp ứng kịp với nhu cầu và cơ hội kinh doanh của họ.
khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep

2 comments:

  1. đầu tư cho CCN cũng ít vốn hơn sẽ làm giảm áp lực về tài chính cho nhà nước.
    - Việc hình thành các KCN, CCN cũng cần phải tăng cường các dịch vụ kèm theo (điện thoại, ngân hàng, tư vấn, bưu điện, giao thông….) để phục vụ các doanh nghiệp, trong đó quan trong nhất là các dịch vụ về ngân hàng giúp cho những doanh nghiệp thiếu vốn có thể đáp ứng kịp với nhu cầu và cơ hội kinh doanh của họ.

    ReplyDelete
  2. cảm ơn bạn đã nhận xét mính thich lắm! :)

    ReplyDelete