Bài đăng phổ biến

Thursday, June 2, 2011

(khu cong nghiep) http://khucongnghiep.net Cần Thơ:năm 2011, các khu công nghiệp thu hút 3 dự án mới

(khu cong nghiep) http://khucongnghiep.net Cần Thơ:năm 2011, các khu công nghiệp thu hút 3 dự án mới


khu cong nghiep
Can Tho: Thang 1-2011, cac khu cong nghiep thu hut 3 du an moi
Trong năm 2011, các khu công nghiệp Cần Thơ thu hút 3 dự án mới với vốn đầu tư 12,9 triệu USD.
 Đó là các dự án dậy chuyền sản xuất Zeolite của Công ty CP phân bón và hóa chất Cần Thơ; dự án xử lý nước thải của Doanh nghiệp tư nhân Mạnh Tiến và dự án sản xuất nước uống Collagen của Công ty CP thủy sản Bình An. Như vậy, đến nay, các khu công nghiệp và chế xuất Cần Thơ đã thu hút 195 dự án trong đó có 156 dự án đang hoạt động, 27 dự án đang xây dựng với tổng số vốn đăng ký là 1.725 tỉ USD, diện tích thuê đất 5.465.183 m2.
năm 2011, các doanh nghiệp đạt giá trị sản lương tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010 trong đó giá trị xuất khẩu đạt gần 59 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay sau những ngày nghỉ tết Tân Mão, sáng mồng 4 tết một số doanh nghiệp đã trở lại hoạt động và đến mồng 6 tết tức năm 2011, tất cả các doanh nghiệp đều trở lại sản xuất bình thường với quyết tâm cao.
Một số DN như: Công ty TNHH May Việt Thành, Công CP May Meko, Công ty CP ADC đều lên kế hoạch mở rộng sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng để cạnh tranh trên thị trường. Các DN kiến nghị lãnh đạo thành phố Cần Thơ cần có cơ chế thông thoáng và chính sách hỗ trợ vốn để DN mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.(nguồn baomoi.com)
tham khảo:khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep ,
khu cong nghiep
truyen thong truc tuyen
Tháng Năm 18, 2011

(khu cong nghiep) http://khucongnghiep.net Dự án khu công nghiệp Ninh Thủy thuộc khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa

bởi khucongnghiep999
khu cong nghiep
Dự án có diện tích 208 ha với vốn đầu tư 346 tỉ đồng, dự kiến thực hiện trong 2 giai đoạn, lần lượt hoàn thành vào cuối năm 2011 và 2012.
Dự án khu công nghiệp Ninh Thủy thuộc khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa - Ảnh minh họaDự án khu công nghiệp Ninh Thủy thuộc khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa – Ảnh minh họa
Theo Công ty, mục tiêu của dự àn là thu hút phát triển công nghiệpphụ trợ cho các ngành đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, chế biến…
(nguồn khudothimoi.com)
tham khảo:khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep
Tháng Năm 18, 2011

(khu cong nghiep) http://khucongnghiep.net Khởi công xây dựng nhà máy gang thép tại Sơn La

bởi khucongnghiep999
khu cong nghiep
Khởi công xây dựng nhà máy gang thép tại Sơn La

Ngày 14/5/2011, tại trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Công ty Cổ phần Gang thép Sơn La đã làm lễ khởi công dự án xây dựng nhà máy luyện gang, thép do công ty làm chủ đầu tư.

CôngThương - Đây là nhà máy luyện gang thép hiện đại và khép kín từ khâu khai thác, tuyển luyện quặng đến sản xuất các sản phẩm gang thép đầu tiên trong vùng Tây Bắc. Theo thiết kế, nhà máy có công suất 300.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.700 tỷ đồng và được chia làm 2 giai đoạn đầu tư, mỗi giai đoạn đạt ½ tổng công suất thiết kế.
Phát biểu trong lễ khởi công, đại diện UBND tỉnh Sơn La khẳng định, đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Sơn La trong năm 2011. Việc đầu tư xây dựng nhà máy tại địa bàn huyện Mường La sẽ giúp khai thác tiềm năng, thế mạnh của các điểm mỏ quặng trong vùng. Đồng thời, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng phục vụ ngành cơ khí và các nhà máy thủy điện, xi măng trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Theo đại diện Công ty Cổ phần gang thép Sơn La, cùng với việc tích cực triển khai đầu tư xây dựng nhà máy, Công ty đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo trên 400 lao động là người địa phương để làm việc trong nhà máy và tại các điểm mỏ khai thác quặng.(nguồn baocongthuong.com.vn)
tham khảo:khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep
Tháng Năm 18, 2011

(khu cong nghiep) http://khucongnghiep.net Từ 1/7/2011, thí điểm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh

bởi khucongnghiep999
khu cong nghiep
Từ 1/7/2011, thí điểm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh

Sáng nay (18/5), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị triển khai thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm với nội dung quan trọng: từ 1/7 năm nay sẽ vận hành thí điểm thị trường này.

CôngThương - Như đã biết, Luật  Điện lực được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2005 đã quy định, thị trường điện lực cạnh tranh sẽ được hình thành và phát triển tại Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc chính, gồm: bảo đảm tính công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường. Đồng thời, Luật cũng quy định thị trường điện lực được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: (1) Thị trường phát điện cạnh tranh; (2) Thị trường bán buôn điện cạnh tranh và (3) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Triển khai các nội dung quy định tại Luật Điện lực, Chính phủ và các bộ, ngành đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện lần lượt các cấp độ phát triển. Hiện chúng ta đang chuẩn bị thực hiện cấp độ 1– thị trường phát điện cạnh tranh– với mục tiêu tạo ra “sân chơi” lành mạnh giữa các đơn vị phát điện, khuyến khích tiết kiệm chi phí cho khâu sản xuất, truyền tải, phân phối để có được giá điện hợp lý, minh bạch tới người tiêu dùng. Đồng thời để tạo tín hiệu tốt, thu hút các nguồn đầu tư vào phát triển điện.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, thực hiện lộ trình phát triển thị trường điện đã được phê duyệt tại Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2006 Bộ Công Thương đã giao cho Cục Điều tiết điện lực chủ trì cùng các đơn vị liên quan triển khai các bước chuẩn bị để đưa thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam vào vận hành, trong đó có thiết kế xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh và xây dựng hệ thống các quy định đồng bộ cho hoạt động của thị trường này.
“Đến nay, các công tác chuẩn bị cho  thị trường phát điện cạnh tranh đã cơ bản hoàn thành” – Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết thêm, ngày 31/12/2009, “Thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM)” đã được phê duyệt tại Quyết định 6713/QĐ-BCT. Ngày 10/5/2010, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 18/2010/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. Ngoài ra, cũng đã có rất nhiều các quy định kỹ thuật khác đã được ban hành, như: Quy định lưới điện truyền tải, quy định lưới điện phân phối, quy định đo đếm điện năng; các quy định về giá điện gồm quy định về giá điện theo cơ chế thị trường, quy định giá phát điện, giá truyền tải…
Trên cơ sở tình hình chuẩn bị thực tế, đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo từ ngày 1/7/2011 sẽ đưa thị trường phát điện cạnh tranh vào vận hành giai đoạn thí điểm. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan tiến hành các công tác chuẩn bị cho hoạt động của thị trường điện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Tại hội nghị, đại diện Cục Điều tiết điện lực đã giới thiệu chi tiết về định hướng và lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh; thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM); cơ chế vận hàng và kế hoạch thực hiện.
Theo đó, khi thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh (trong giai đoạn 2005- 2014), tất cả các đơn vị phát điện độc lập được tham gia canh tranh bán điện cho đơn vị mua buôn duy nhất thông qua hợp đồng PPA và giao dịch trên thị trường điện giao ngay.
Ở thị trường bán buôn điện cạnh tranh (thực hiện trong giai đoạn 2015- 2022), các công ty phân phối độc lập cạnh tranh mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện hoặc qua thị trường và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị mua buôn. Các đơn vị bán buôn cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân phối và các khách hàng lớn.
Còn ở thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sẽ thực hiện trong giai đoạn từ 2022 trở đi) khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện cho mình hoặc mua điện từ thị trường.
Cũng trong hội nghị hôm nay, đại diện Cục Điều tiết điện lực đã giới thiệu chi tiết cấu trúc, cơ chế hoạt động, các đối tượng hoạt động, cơ chế giao dịch… của thị trường điện, trong đó, đáng chú ý là cơ chế các định giá điện năng thị trường. Theo đó, giá điện năng thị trường sẽ được áp dụng đồng nhất trên toàn quốc và áp dụng cơ chế giá trần thị trường để hạn chế tăng giá đột biến.
Ngoài ra, hội nghị hôm nay cũng đã giới thiệu đến các đại biểu về hợp đồng mua bán điện trong thị trường phát điện cạnh tranh; tổng quan hạ tầng công nghệ thông tin cũng như công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.(nguồn baocongthuong.com.vn)
tham khảo:khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep
Tháng Năm 18, 2011

(khu cong nghiep) http://khucongnghiep.net Nguồn cung thép xây dựng bảo đảm tới tháng 7/2011

bởi khucongnghiep999
khu cong nghiep
Nguồn cung thép xây dựng bảo đảm tới tháng 7/2011Chú trọng phát triển mạng lưới bán lẻ là việc cần làm đối với Tổng công ty Thép Việt Nam

Chiều qua, 12/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) để đánh giá diễn biến thị trường thép xây dựng trong những tháng đầu năm, dự báo xu hướng và đề ra biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thép xây dựng.

CôngThương - Nguồn nguyên liệu “gối đầu” không thiếu
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng trong quý 1/2011 tăng khá cao. Các đơn vị trong VSA đã sản xuất hơn 1,3 triệu tấn thép xây dựng, tăng 14,75% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu tính cả sản xuất của các doanh nghiệp ngoài hiệp hội thì tổng sản lượng thép xây dựng cả nước ước đạt hơn 1,5 triệu tấn trong đó sản lượng của Tổng công ty Thép Việt Nam đạt hơn 641.000 tấn, chiếm 42- 43% sản lượng toàn ngành.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong quý I/2011 cũng ở mức 1,5 triệu tấn (tiêu thụ thép sản xuất trong nước hơn 1,4 triệu tấn; nhập khẩu 186.000 tấn; xuất khẩu 80.259 tấn).
Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối tháng 3, do tác động của tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó có biện pháp đình, dãn, hoãn một số công trình nên nhu cầu thép xây dựng giảm đáng kể. Vì thế, trong tháng 3 và tháng 4, các công ty tập trung vào xả hàng, tuy nhiên lượng tiêu thụ tháng 3 giảm trên 30% so với tháng 2. Sang tháng 4, mặc dù sản xuất thép xây dựng trong VSA giảm 10,18%, đạt 434.766 tấn, nhưng do một số công ty hạ giá bán nên lượng tiêu thụ tốt hơn, đạt 439.718 tấn, tăng trên 34% so với tháng trước.
Theo ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: Tính tới 30/4/2011, lượng thép tồn ở các công ty là 367.642 tấn, phôi thép tồn 500.000 tấn, đủ gối đầu cho tiêu dùng và sản xuất thép tới tháng 7/2011.
Như vậy có thể thấy, cân đối cung cầu trong quý I bảo đảm và nguồn cung trong quý 2 cũng không thiếu.
Theo Tổng công ty Thép Việt Nam, trên thực tế, tổng công suất sản xuất thép xây dựng của ngành đã vượt xa nhu cầu thị trường nội địa. Như năm 2010, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cả nước chỉ bằng 80-81% năng lực sản xuất toàn ngành. Trong khi đó, tổng công suất cán thép xây dựng sẽ tiếp tục được nâng từ 7,83 triệu tấn/năm lên gần 9 triệu tấn/năm trong 2011. Do vậy, tới thời điểm này cũng như trong tương lai gần, thị trường thép xây dựng Việt Nam cung vẫn luôn vượt cầu.
Vì sao giá vẫn tăng?
Tiếp theo đà tăng giá trong những tháng cuối năm 2010, thị trường thép nội địa tiếp tục nóng lên trong quý 1/2011. Giá bán thép được điều chỉnh tăng nhiều lần với mức tăng trong quý 1 dao động từ 900.000 đến 1.600.000 đồng/tấn tùy theo từng chủng loại và thương hiệu. Nếu so với thời điểm cuối năm 2010, giá bán thép xây dựng đã tăng 10-18%, khoảng 1.400.000- 2.600.000 đồng/tấn.
Lý giải hiện tượng này, ông Trương Đình Việt- Trưởng phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Thép Việt Nam- cho biết: Trong thời gian trên, giá nhập khẩu nguyên liệu liên tục tăng, giá thép phế đã đạt đỉnh ngay trong tháng 1/2010 với mức 497- 504 USD/tấn. Tính đến cuối tháng 3/2011, giá thép phế nhập khẩu tăng 11% so với tháng 12/2010. Tương tự, giá nhập khẩu phôi thép đạt đỉnh vào tháng 3/2011, phổ biến 666-682 USD/tấn CFR, tăng 13% so với tháng 12/2010 và tăng 37% so cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá nguyên liệu chiếm tới 90% trong cơ cấu giá thép thành phẩm, mà Việt Nam chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu thép phế và khoảng 60% lượng phôi thép bán thành phẩm, nên giá bán nội địa còn phụ thuộc nặng nề vào giá thế giới.
Đó là chưa kể, việc điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá USD/VND từ 11/2/2011, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao (từ 19 đến 21%), rồi giá điện, xăng dầu tăng tuy không tác động nhiều đến giá thành nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ tháng 3/2011 tới nay, trong khi giá nguyên liệu trên thế giới vẫn có xu hướng tăng thì giá thép trong nước lại giảm do ảnh hưởng điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô, cắt giảm đầu tư công, thắt chặt chính sách tiền tệ. Do sức tiêu thụ giảm sút mạnh, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm giá bán thông qua các biện pháp gián tiếp như tăng chiết khấu bán hàng từ 500.000 đến 900.000 đồng/tấn; hỗ trợ vận chuyển; trợ giá cho các công trình (mức trợ giá của Tổng công ty Thép Việt Nam đối với công trình sử dụng trên 500 tấn thép là 300.000 đồng/tấn).
Hệ thống bán lẻ có vấn đề
Theo ông Lê Phú Hưng- Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel): Để bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, nhiều năm qua, giá bán thép của các doanh nghiệp VNSteel luôn thấp hơn giá thị trường, thậm chí, có thời điểm trong năm 2008, giá bán thép của VNSteel thấp hơn 2.000.000 đồng/tấn so với giá thị trường. Việc một mình Tổng công ty Thép Việt nam phải gồng mình bình ổn thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm giảm sút năng lực cạnh tranh của VNSteel. Từ năm 2011 tới nay, giá bán thép của công ty mẹ (Tổng công ty Thép Việt Nam) luôn giữ thấp hơn so với giá thị trường 250.000- 600.000 đồng/tấn. Tính ra, với lượng tiêu thụ hơn 112.000 tấn trong quý 1, hiệu quả kinh doanh của Công ty mẹ đã bị giảm hơn 41,7 tỷ đồng do thực hiện nhiệm vụ bình ổn.
Vì thế ông Lê Phú Hưng đề nghị, nếu VNSteel chiếm 26-27% thị phần toàn quốc thì nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung cũng chỉ tương ứng với thị phần đó, chứ VNSteel không thể gánh trách nhiệm bình ổn cho toàn bộ thị trường trong nước.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng: Trong nhiều năm qua, Hiệp hội Thép Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam đã đóng góp rất lớn cho ổn định thị trường, tuy nhiên phải nhìn nhận là hệ thống phân phối thép hiện đang có vấn đề, vì nguồn cung thép không thiếu, nhưng nguồn cung tại một số địa phương vào một số thời điểm vẫn thiếu hụt dẫn tới giá bán ra tăng vô lý. Hơn nữa, VNSteel giảm giá bán nhưng người sử dụng vẫn phải mua giá cao trên thị trường.
Nguyên nhân trên do hiện nay các doanh nghiệp lớn sản xuất thép ở trong nước, nhất là VNSteel, mới chủ yếu đầu tư phát triển một vài điểm bán buôn, chưa chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ vì thế chưa điều tiết được thị trường, không kiểm soát được giá bán thép của mình ra thị trường. Những hạn chế này không chỉ khiến người mua thép cuối cùng thiệt thòi khi không tiếp cận sát được với giá bán của nhà sản xuất mà còn khiến doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có thể bị doanh nghiệp phân phối nước ngoài dễ bề thôn tính cả hệ thống bán sỉ, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa hội nhập- Thứ trưởng Thoa cảnh báo.
Vì thế, theo Thứ trưởng, thời gian tới, Tổng công ty Thép Việt Nam cũng như Hiệp hội Thép Việt Nam phải đưa nhiệm vụ xây dựng hệ thống bán lẻ thép xây dựng vào chủ trương, chiến lược và quy hoạch của ngành, đề xuất lên Bộ Công Thương có cơ chế hỗ trợ như Công ty sữa Vinamilk và Công ty Phân bón Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ).
Thứ trưởng cũng lưu ý, VNSteel và các doanh nghiệp thép cần nghiên cứu việc dự trữ bắt buộc (ngoài phần dự trữ của doanh nghiệp), có sự hỗ trợ lãi suất vốn vay của Nhà nước, để kịp thời tung hàng can thiệp khi xảy ra sốt giá. “Đây là cách làm mới, không chỉ yêu cầu đối với mặt hàng thép xây dựng mà còn đối với một số mặt hàng thiết yếu, vì thế có nhiều ý kiến là điều dễ hiểu”- Thứ trưởng Thoa kết luận.(nguồn baocongthuong.com.vn)
tham khảo: khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep

(khu công nghiệp) http://khucongnghiep.net Tin tức khu công nghiệp

Tin tức khu công nghiệp

khu cong nghiep
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
khu cong nghiep
khu cong nghiep

I. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 1/ Thuận lợi:
– Nhìn chung các KCN&KCX đã đi vào hoạt động ổn định, đặc biệt là các KCN&KCX có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện; tính đến nay tỷ lệ lấp đầy tại các KCN-KCX đạt 70% ở giai đoạn 1; tỷ lệ lấp đầy tại các KCN-KCX trên địa bàn thành phố từ 50% trở lên có 9 khu còn lại một vài khu tỷ lệ lấp đầy chưa cao là do cơ sở hạ tầng còn thiếu (điện, nước), thủ tục hành chính nhiêu khê….
– Tổng vốn đầu tư (tính gộp GPÐT và GPÐC) nước ngoài và trong nước năm 2001 theo ngoại tệ là 310 triệu USD, tuy mới chỉ đạt 91% chỉ tiêu đề ra song vẫn đứng trong 3 vị trí đầu trong tổng số 67 KCN-KCX của cả nước về kết quả thu hút vốn đầu tư trong năm 2001.
– Năm 2001 đã có thêm 109 nhà máy đi vào sản xuất; phần lớn doanh nghiệp họat động bình thường, kim nghạch xuất khẩu của 2 KCX tuy chỉ đạt 9,6% so với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn mức tăng chung của kim ngạch xuất khẩu cả nước, là năm thứ tư xuất siêu kim ngạch và kim ngạch xuất siêu là 160 triệu USD.
– Trong năm 2001 các KCN-KCX thu hút thêm được 16.000 lao động, cao nhất trong các năm qua, đưa tổng số lao động trong KCN và KCX lên đến 96.000 người. Việc chấp hành luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động tương đối tốt, chỉ có một số ít vụ tranh chấp giữa công nhân và chủ đầu tư nhưng đã được Ban quản lý và công đòan KCX-KCN hoà giải.
– Việc thực hiện công tác cải cách hành chính dần dần được cải thiện, Ban quản lý các KCN-KCX cũng đã đề xuất tháo gỡ các khúc mắc, khó khăn; công tác kiểm hóa của Hải Quan được sửa đổi; các hình thức dịch vụ , ngân hàng được tăng cường giúp các nhà đầu tư và doanh gnhiệp cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi chọn KCN-KCX làm địa điểm dầu tư.
2/ Một số hạn chế trong công tác thu hút đầu tư tại các KCN-KCX:
Hiện tại các KCN không thể tiếp tục triển khai việc cho thuê đất vì các lý do sau:
- Ða phần các KCN đều ách tắc trong việc đền bù giải tỏa mặc dù đã báo cáo và đã được UBND thành phố chỉ đạo tháo gỡ nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn, cản trở rất lớn đến tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư của các khu công nghiệp trong các năm gần đây.
- Sự chậm trễ của công trình cấp nước cho KCN Hiệp Phước, Trạm điện cho KCN Vĩnh Lộc, Lê Minh Xuân, việc nâng cao 2 trụ điện 2 bên bờ sông Soài Rạp đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp KCN và ảnh hưởng không tốt đến việc thu hút đầu tư của các KCN .
- KCN Cát Lái 4 năm qua vẫn chưa khởi công xây dựng và KCN Hiệp Phước triển khai chậm về xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư.
- Về lao động, có hơn 50% là lao động từ các tỉnh khác đến, việc ăn ở tạm bợ, đi lại gây ùn tắc giao thông giao thông vào giờ cao điểm đã tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác của thành phố mà hiện tại các cơ quan chức năng chưa có giải pháp nào hữu hiệu được triển khai.
- Các KCN-KCX hiện nay chưa đặt vấn đề bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý các chất thải trong công nghiệp……. chưa được đề cập và giải quyết triệt để.
- Việc cạnh tranh không lành mạnh về giá thuê đất của một số KCN trong và ngoài địa bàn thành phố dẫn đến việc thu hút đầu tư của một số KCN bị hạn chế; bên cạnh đó còn kéo theo cả một số doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm vào khu vực không đúng quy hoạch.
- Giá thuê đất tại KCN thực tế còn quá cao đối với một số doanh nghiệp khi họ muốn di dời vào KCN để sản xuất, thêm vào đó họ phải trả các chi phí dẫn đến giá thành sản phẩm của họ tăng lên không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề nhưng địa điển sản xuất ở địa bàn khác hoặc ngoài KCN.
- Những KCN không có lợi thế, ở xa trung tâm đô thị và đường giao thông, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng lớn thì giá cho thuê lại đất sẽ cao, việc thu hút đầu tư vào KCN này sẽ rất chậm.
- Một số công ty phát triển hạ tầng KCN sử dụng ngay diện tích đất chưa có cơ sở hạ tầng để cho doanh nghiệp thuê lại với giá rất cao, việc thu hút đầu tư vào các KCN này rất chậm.
Cơ chế cho thuê đất của bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng chính phủ sẽ phát sinh một số vấn đề sau:
- Các doanh nghiệp thuê đất phải ký kết 2 hợp đồng: một với Nhà nước về thuê đất và một với công ty phát triển hạ tầng về phí sử dụng hạ tầng, điều này sẽ tọa nên sự không đồng bộ trong thu hút đầu tư và quản lý điều hành hoạt động của KCN.
- Việc thay đổi cơ chế cho thuê đất khi các KCN tập trung đang bắt đầu phát huy tác dụng sẽ gây bất ổn trong chính sách của nhà nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư.
II.Kết quả thu hút vốn đầu tư trong những năm qua:
1/ Tình hình thu hút vốn đầu tư:
- Các Ban quản lý KCN-KCX thường xuyên quan hệ với các tổ chức ngoại thương và xúc tiến đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðài Loan….để học tập, rút kinh nghiệm; tổ chức các đoàn của Ban quản lý và các công ty đầu tư và xây dựng KCN sang các nước vận động đầu tư và đón tiếp các đoàn doanh nghiệp của các nước đến KCX-KCN tìm kiếm cơ hội đầu tư để có thêm nhà đầu tư nứơc ngoài đầu tư vào KCN-KCX. Ngoài ra các công ty đầu tư xây dựng KCN còn vận động trực tiếp các nhà đầu tư trong nước, vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN để họ mời gọi bạn bè đầu tư vào KCN. Kết quả thu hút vốn đầu tư được thống kê một cách khá đầy đủ qua các bảng sau:
KCN, KCX Vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư trong nước
Vốn đầu tư (triệu USD) Trong đó Vốn đầu tư tỷ VNÐ Trong đó
Ðầu tư mới DN tăng vốn Ðầu tư mới DN tăng vốn
Số GPÐT Vốn đăng ký Số GPÐT Vốn tỷ VNÐ
Tân thuận 31,3 2 2,.00 29,3
Linh Trung 1 22,6 4 10,6 12
Linh Trung 2 7,33 7 7,33
Bình Chiểu 3,2 3,2
TânTạo 27,56 10 21,23 7,12 608,94 17 601,49 7,45
Vĩnh Lộc 16,51 11 14,75 1,76 459,02 17 443,36 15,66
- So sánh với năm 2000:
Tính gộp số vốn đăng ký của các GPD(T và tăng vốn, giảm vốn của các doanh nghiệp thì năm 2001, các KCN-KCX thu hút được sớ vốn cao hơn năm 2000
Tổng vốn của GPÐT và GPÐC Năm 2000 Năm 2001
Số vốn So với năm 2000
Vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư trong nước
145,42 tr.USD
1.728,84 tỷ VNÐ
153,41tr.USD
2.053,01tỷ VNÐ
Tăng 5,5%
Tăng 35,6%
2/ Kết quả cộng dồn thu hút đầu tư của các KCN và KCX:
Số GPÐT và vốn đăng ký đầu tư hiện nay của các KCN và KCX
KCN-KCX Diện tích (ha) Ðầu tư nước ngoài Ðầu tư trong nước
Số GPÐT Vốn Tr.USD Số GPÐT Vốn Tỷ VNÐ
Tân thuận 300 114 615,65
Linh Trung 1 62 35 202,84
Linh Trung 2 62 8 7,63
Bình Chiểu 28 14 81,13 6 39,99
TânTạo 182 25 88,74 79 1.816,06
Vĩnh Lộc 200 22 31,07 31 899,98
Lê Minh Xuân 100 26 24,76 79 379,44
Tân Bình 1425 22 21,31 66 1.038,78
Tân Thới Hiệp 29 7 8,58 12 336,7
T.Bắc củ Chi 215 11 121,68 7 168,84
Hiệp Phước 332 2 31,40 2 125,58
Cộng: 1.652 286 1.234,79 280 4.805,37
- Số quốc gia, lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào KCX và KCN là 18(Châu á: 9, Châu Âu và Mỹ: 6, Canada, úc… Trong đó 5 quốc gia, lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất là:
+ Nhật bản: 408,80 Tr.USD – 55 GPÐT
+ Ðài Loan: 275,77 Tr. USD – 106 GPÐT
+ Hongkong:130,28 Tr.USD – 18 GPÐT
+ Hà Lan: 98,40 Tr.USD – 4 GPÐT
+ Hàn Quốc: 69,92 Tr.USD- 31 GPÐT
- Vốn đầu tư bình quân của một giấy phép đầu tư nước ngoài là 4,35 triệu USD, của một giấy phép đầu tư trong nước là 16,75 tỷ VNÐ. Tính riêng năm 2001, vốn đầu tư bình quân 1 GPÐT nước ngoài là 1,68 tr.USD, thấp mhơn mức bình quân của các năm trước; vốn bình quân của một GPÐT trong nước là 24,4 tỷ VNÐ, cao hơn mức bình quân củ các năm trước và gần bằng mức bình quân của 1 GPÐT nước ngoài năm 2002 (quy ra ngoại tệ là 1,63 tr.USD).
- Các ngành sản phẩm có vốn đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư vào KCN và KCX (Linh Trung và Tân Thuận) là :
KCX Tân Thuận KCX Linh Trung Các KCN khác
Vốn nước ngoài Vốn trong Nước Vốn nước ngoài Vốn trong Nước
Ðiện, điện tử 30% Giày 34% H.chất, dược 23% Cao su, nhựa 25%
Dệt, may 18% Ðiện, điện tử 17% Thực phẩm 14% Dệt, may 20%
Cơ khí 14% Dệt, may 15% Gỗ,bao bì 11% Gỗ, bao bì 12%
Nhựa 11% Chế biến gỗ 8% Cơ khí 7% Thực phẩm 9%
- Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN và KCX trong năm 2001:
+ Tính chung cho hai khu chế xuất: Kim ngạch xuất khẩu là 812,44 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 651,79 triệu USD, so với năm 2000 tăng 9,6% , nhập khẩu tăng 1,1%. Mức tăng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm 2001rất thấp so với mức tăng hàng năm trên 30% của các năm trước.
+ Tính chung cho các KCN: kim ngạch nhập khẩu là 74,682 tr.USD, mua nguyên vật liệu thiết bị tại Việt Nam là 18,832 tr.USD, kim ngạch xuất khẩu là 37,998 tr.USD, tiêu thụ nội địa là 74,682 tr.USD (số liệu này chỉ đúng tương đương đối vì còn thiếu một số các doanh nghiệp chưa khai báo số liệu).
III.Phương hướng và mục tiêu phát triển của các KCN và KCX trong năm 2002
1/ Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và KCX
- KCX Tân Thuận: khởi công xây dựng trung tâm hoạt động của công nhân, khu kho vân tại KCX Tân Thuận và kho hàng hó vận tải hàng không ở Tân Bình.
- KCX Linh Trung: hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng ở KCX Linh Trung 2.
- KCN Lê Minh Xuân tiếp tục thi công các công trình cơ sở hạ tầng khu 55 ha.
- KCN Vĩnh Lộc: đền bù, giãi toả 100% diện tích KCn, nâng cao nănglực trạm cung cấp nước, hoàn thành thiết kế và khởi công xây dựng trạm xử lý nước thải.
- KCN Tân Tạo: tiếp tục thi công để hoàn tất các công trình cơ sở hạ tầng trong đó có trạm sử lý nước thải của khu 182 ha, đồng thời tiến hành đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng khu mở rộng 262 ha.
- KCN Tân Bình tiếp tục thi công các công trình cơ sở hạ tầng trên diện ti`1ch hiện nay, hoàn thành thiết kế và khởi công xây dựng trạm sử lý nước thải; chuẩn bị để triển khai diện tích 100 ha nếu được phép mở rộng.
- KCN Tân Thới Hiệp: thi công các công trình chiếu sáng, cây xanh, xử lý nước thải; nế được phép triển khai giai đoạn 2 sẽ tiến hành đền bù giải tỏa và khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
- KCN Tây Bắc Củ Chi: giải tỏa 2/3 diện tích còn lại của KCN (118 ha), khởi công các tuyến đường chính, các công trình thoát nước mưa, nước thải, chiếu sáng, cây xanh với tổng dự toán trên 80 tỷ VNÐ.
- KCN Hiệp Phước: thi công công trình cấp nước cho KCN, giải tỏa 147 ha còn lại, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể tiếp nhận các dự án đầu tư lớn.
- KCN Cát Lái: bắt đầu đền bù giải tỏa mặt bằng và khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
2/ Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong năm 2002
- Tranh thủ cơ hội đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng gia tăng để đẩy mạnh vận động đầu tư, phấn đấu năm 2002 thu hút vốn đầu tư kề cả trong và ngoài nước quy ra ngoại tệ đạt 355 tr.USD, tăng 15% so với năm 2001. Cụ thể cho từng KCN và KCX như sau:
KCN, KCX Vốn đầu tư quy ra triệu USD Diện tích đất cho thuê và dặt cọc thuê (ha) Tỷ lệ lấp kín KCN, KCX (%)
Tân thuận 50 20 85%
Linh Trung 1 đã hết đất cho thuê
Linh Trung 2 30 15 60%
TânTạo 65 20 đầy khu 182 ha, 20% khu 262 ha
Vĩnh Lộc 25 20 80%
Lê Minh Xuân 20 15 75%
Tân Bình 25 10 85% (không tính phần mở rộng)
Tân Thới Hiệp 10 5 100% giai đoạn 1: 29 ha
T.Bắc củ Chi 30 25 80%
Hiệp Phước 100 60 50%
3/ Một giải pháp đối với các vấn đề phát sinh trong thời gian tới:
- Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện chính sách di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào KCN và vùng phụ cận nên tỷ lệ lấp đầy các KCN, Cụm công nghiệp là một vấn đề mang tính khách quan do đó việc phát triển các KCN, Cụm công nghiệp mới trong thời gian tới cần phải quy hoạch hết sức thận trọng; chương trình này cần phải kết hợp với các chương trình chỉnh trang đô thị, đổi mới thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực….. bên cạnh đó cần phải có các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc thiết lập các KCN, Cụm công nghiệp mới trong việc đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho các doanh nghiệp khi di dời vào KCN và CCN sẽ không bị đẩy chi phí giá thành sản phẩm quá cao khó cạcnh tranh với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng sản phẩm nhưng ở địa bàn khác.
- Các KCN, CCN nếu được quy hoạch nhà nước cần ưu tiên tập trung vốn để giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải tỏa tránh tình trạng kéo dài việc đền bù giải toả hoặc khi đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng cho các KCN, CCN người dân gây áp lực đòi tăng giá đền bù gây thiệt hại cho các KCN trong vấn đề cho thuê đất sau này.
- Các KCN, CCN cần phải có dự án xây dựng ngay các nhà máy xử lý nước thải, chất thải song song ngay khi xây dựng cơ sở hạ tầng tránh tình trạng tại các KCN,CNN trở thành địa điểm gây ô nhiễm tập trung. Công việc này Nhà nước nên sử dụng vốn ngân sách để thực hiện, hỗ trợ nhằm hạ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng xuống giúp cho chi phí của doanh nghiệp không bị đẩy lên cao
- Việc phát triển các CCN trong thời gian tới là rất cần thiết vì mô hình này có quy mô nhỏ dễ phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn, nhân công ít, máy móc còn lạc hậu…. mô hình này có thể là một bước quá độ trong một thời gian để họ có thể chuyển đổi ngành nghề hoặc thay đổi trang thiết bị sản xuất hiện đại mà không bị sốc khi phải tiếp cận ngay với mô hình khu công nghiệp hiện đại với những máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến; việc đầu tư cho CCN cũng ít vốn hơn sẽ làm giảm áp lực về tài chính cho nhà nước.
- Việc hình thành các KCN, CCN cũng cần phải tăng cường các dịch vụ kèm theo (điện thoại, ngân hàng, tư vấn, bưu điện, giao thông….) để phục vụ các doanh nghiệp, trong đó quan trong nhất là các dịch vụ về ngân hàng giúp cho những doanh nghiệp thiếu vốn có thể đáp ứng kịp với nhu cầu và cơ hội kinh doanh của họ.
khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep

(khu công nghiệp) http://khucongnghiep.net Khu công nghiệp vừa và nhỏ

Khu công nghiệp vừa và nhỏ

khu cong nghiep
Các khu công nghiệp nhỏ tại Diễn Châu Nghệ An
khu cong nghiep
Diễn Châu là một trong những huyện có nhiều nỗ lực trong phát triển các khu công nghiệp nhỏ. Hiện toàn huyện đã quy hoạch 4 khu công nghiệp nhỏ và đã đưa khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng vào hoạt động khá hiệu quả. Tuy vậy việc phát triển các khu công nghiệp nhỏ ở đây vẫn vướng về cơ chế ?
Hiện Diễn Châu đã hình thành 3 khu công nghiệp nhỏ (KCNN) bao gồm: KCNN Diễn Hồng, KCNN Diễn Tháp, KCNN chế biến hải sản Diễn Ngọc và 1 khu đô thị – KCNN Diễn Kỷ. Mỗi khu công nghiệp nhỏ đều có chức năng riêng nhằm phát huy lợi thế để phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện, khả năng cho phép và đang được quy hoạch xây dựng độc lập tách rời khu dân cư. Chẳng hạn, Khu công nghiệp nhỏ Diễn Tháp diện tích 15 ha đã phê duyệt xong dự án đầu t đang thực hiện bước phê duyệt TKKT-TDT công trình. Nhiệm vụ chế biến nông lâm ngư cơ khí, trong đó tập trung hàng mộc dân dụng xuất khẩu và sản xuất phôi thép. Hiện KCNN Diễn Tháp đã có 83 doanh nghiệp và hộ đăng ký đầu tư; trong đó có 10 doanh nghiệp đã xây dựng dự án sản xuất như dự án chế biến phôi thép, chế biến bột đá siêu mịn, nguyên liệu thức ăn gia súc, phân bón tổng hợp NPK…Được biết, mỗi dự án có tổng mức đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên. KCNN Diễn Ngọc tập trung phát triển chế biến hải sản với diện tích trên 2 ha đã có 22 hộ gia đình đăng ký đầu tư.
Khu CNN Diễn Hồng nằm cạnh Quốc lộ 1 được đánh giá là một trong những khu công nghiệp nhỏ ra đời sớm, hoạt động khá sôi động, hiệu quả. Diện tích của KCNN này chỉ 10 ha, hiện đã lấp đầy với 11 doanh nghiệp, 30 hộ tư nhân đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến nay, đã có 39/41 cơ sở được thuê đất trong KCNN và thực hiện đầu tư theo dự án được phê duyệt. Riêng 2 dự án đăng ký sản xuất lắp ráp động cơ Diezen và thiết bị phụ tùng Diezen đang được lập hồ sơ điều chỉnh chấp nhận đầu tư. Có thể nói đến thời điểm này hoạt động của khu công nghiệp khá sôi động. Bên cạnh thu gom tái chế các loại phế liệu, sản xuất phôi thép, KCN đã tham gia sản xuất gia công nhiều mặt hàng sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng như thép xây dựng, tôn lợp, xà gồ sắt mã kẽm. Trung bình mỗi năm KCN Diễn Hồng đã sản xuất hàng ngàn tấn phôi thép, trên 150 ngàn m2 tôn lợp, trên 500 tấn xà gồ thép.v.v…
Mặc dù đạt được kết quả trên, nhưng hiện nay việc phát triển các KCNN Diễn Châu vẫn đang vấp phải một số khó khăn lớn. Nan giải nhất là chính sách thu hồi đất và kinh phí xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào. Chủ tịch UBND huyện Ngô Đình Nhậm phân trần: Theo quy định mỗi mét vuông đất nông nghiệp khi thu hồi phải đền bù cho dân 60 ngàn đồng, tương đương gần 30 triệu/sào (600 triệu/ha). Tính ra, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cho KCNN Diễn Tháp hết gần 50 tỷ đồng. Thế nhưng theo cơ chế của Quyết định 83 ngày 4/9/2009 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng KCNN trên địa bàn tỉnh, thì mỗi ha đất thu hồi tỉnh chỉ hỗ trợ 100 triệu đồng và mỗi khu CNN ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ 3 tỷ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong bờ rào… Số thiếu hụt huyện phải tự bỏ nhưng rất khó nguồn thu ngân sách rất hạn hẹp. Có ý kiến cho là tỉnh đã có cơ chế cho huyện thu phần tiền thuê đất để chi xây dựng hạ tầng. Song với mức thuê như hiện nay thì chẳng đáng bao nhiêu và thực tế muốn thu được tiền thuê đất của các nhà đầu tư thì cũng phải xây dựng xong hạ tầng. Nghịch lý hiện nay là mặc dù rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đăng ký đầu tư triển khai, nhưng tại KCNN Diễn Tháp mới thu hồi được diện tích làm đường từ Quốc lộ 1 vào khu công nghiệp, số diện tích còn lại gần 15 ha vẫn là đất ruộng của dân. Tương tự KCNN Diễn Kỷ quy hoạch 43 ha, bây giờ huyện mới làm được con đường vào, diện tích còn lại vẫn là ruộng.
khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep
khu công nghiệp

Khu công nghiệp mới

khu cong nghiep
TP HCM sẽ có 5 khu công nghiệp mới
khu cong nghiep
Bộ Xây dựng vừa chấp thuận thành lập mới 5 khu công nghiệp (KCN) tại TP HCM. Đó là các KCN: Đông Nam, Vĩnh Lộc III, Phước Hiệp, Bàu Đưng và Xuân Thới Thượng với tổng diện tích hơn 2.200 ha.
Cụ thể, huyện Củ Chi sẽ có 3 KCN: Đông Nam (338 ha), Phước Hiệp (200 ha), Bàu Đưng (175 ha). Huyện Bình Chánh có KCN Vĩnh Lộc III rộng 200 ha và KCN Xuân Thới Thượng tại huyện Hóc Môn có diện tích 300 ha.
Góp ý về Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN TP HCM đến năm 2020, Bộ Xây dựng cũng thống nhất giảm quy mô các KCN Tân Tạo, Hiệp Phước, Tân Bình, Tân Thới Hiệp và Phú Hữu. Lý do, việc đền bù giải phóng mặt bằng tại đây gặp nhiều khó khăn.
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Ảnh: Saigonhouse.
Bộ cũng chấp thuận đưa KCN Cát Lái (cụm 4) ra khỏi danh mục quy hoạch, tăng diện tích KCN Vĩnh Lộc I từ 207 ha lên 259 ha. Tương tự, KCN Hiệp Phước được điều chỉnh lại thành 1.500 ha và KCN Tây Bắc Củ Chi từ 220 ha được mở rộng lên 380 ha.
Đối với KCN Lê Minh Xuân tại huyện Bình Chánh, rộng 800 ha, Bộ Xây dựng cho rằng cần xem xét vị trí, quy mô, điều kiện thủy văn, đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vì đây là khu vực gần các kênh thủy lợi của thành phố.
Riêng KCN Bình Khánh tại huyện Cần Giờ (175 ha), dự kiến đầu tư nhà máy đóng tàu, cũng được Bộ yêu cầu xem xét lại vì đây là khu vực rừng ngập mặn và dự trữ sinh quyển, cần bảo vệ môi trường sinh thái rừng ngập mặn.
khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep 
khu công nghiệp

(khu công nghiệp) http://khucongnghiep.net , việc làm khu công nghiệp, khu cong nghiep

Khu công nghiệp môi trường xanh

khu cong nghiep
Bảo vệ môi trường KCN, KCX tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là thành phố đông dân nhất cả nước, các KCX, KCN đều tiếp giáp với các khu dân cư đông đúc. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Ban Quản lý các KCX và công nghiệp TPHCM (HEPZA) đã tập trung cao độ trong công tác quản lý và đạt được kết quả ngày càng tốt hơn.
Tình hình phát triển các KCX, KCN trên địa bàn
Tính đến 31/12/2010, trên địa bàn TPHCM đã hình thành hệ thống 16 KCX, KCN với diện tích đất đã thực hiện 3.614,23 ha. Trong đó, có 13 KCX, KCN đã đi vào hoạt động; 2 KCN đang triển khai hạ tầng (KCN Phong Phú và KCN Đông Nam) và 1 KCN đang trong giai đoạn thực hiện quy hoạch (KCN Phú Hữu). Ngoài ra, TPHCM còn có 6 KCN dự kiến thành lập bao gồm: Bàu Đưng, Phước Hiệp, Xuân Thới Thượng, Vĩnh Lộc 3, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân 3 với tổng diện tích 1.455 ha (trong đó Phước Hiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đang từng bước hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan); 4 KCN dự kiến mở rộng bao gồm Hiệp Phước giai đoạn 3, Vĩnh Lộc, Tây Bắc Củ Chi và Lê Minh Xuân với tổng diện tích 849 ha. Mục tiêu của các KCN mới và mở rộng là thu hút các ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển của thành phố và bảo vệ môi trường, bao gồm điện – điện tử, hóa chất, cơ khí, và chế biến lương thực – thực phẩm; tạo động lực vững chắc cho thành phố phát triển. Như vậy, đến năm 2020, TPHCM sẽ có tổng cộng 22 KCX, KCN tập trung với tổng diện tích 5.918 ha.
Tính đến nay, tại các KCX, KCN trên địa bàn TPHCM có 1.206 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,386 tỉ USD. Trong đó, có 725 dự án có vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký trên 2,43 tỉ USD và 481 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký trên 2,94 tỉ USD. Diện tích đất thuê lũy kế 1.218,54 ha/1.609,95ha đất thương phẩm của 13 KCX, KCN (tỷ lệ lấp đầy bình quân 75,69%).
Kim ngạch xuất khẩu lũy kế đến nay đạt 22,56 tỉ USD; tổng số lao động làm việc tại các KCX, KCN là 255.855 người, trong đó lao động nữ chiếm 65%, số lao động nước ngoài đang làm việc là 2.106 người.
Về cơ sở hạ tầng, các KCX, KCN đang hoạt động về cơ bản đã hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà đầu tư, đạt từ 70 – 90%. Một số khu thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng và tiến hành xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng xã hội, phúc lợi cho công nhân.
Tình hình bảo vệ môi trường các KCX, KCN tại TPHCM
Quyết định số 76/2002/QĐ-UBND về Quy chế quản lý nhà nước về môi trường đối với các KCX và KCN trên địa bàn TPHCM do UBND TPHCM ban hành là quy chế đầu tiên trong cả nước về lĩnh vực quản lý môi trường các KCX, KCN.
Thực hiện Quyết định 76/2002/QĐ-UB, HEPZA chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp (DN) trong KCX, KCN và tiến hành thanh tra nếu các DN này có dấu hiệu vi phạm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do các quy định về bảo vệ môi trường chưa được chặt chẽ, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT chưa thật nghiêm khắc. Tại các KCN, vẫn có trường hợp một số DN đấu nối trái phép nước thải vào nước mưa, nhiều chủ DN có hành vi đối phó với cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề BVMT bằng cách xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm cục bộ, chỉ vận hành hệ thống khi có kiểm tra. Một số DN có xây dựng hệ thống xử lý nước thải (XLNT) cục bộ nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao, có DN không vận hành, thoát nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép đưa vào mạng lưới thu gom, dẫn đến tình trạng quá tải của hệ thống XLNT tập trung KCX, KCN. Tình trạng khai thác nước ngầm vẫn chưa kiểm soát được, dẫn đến không kiểm soát được lưu lượng nước thải đưa về các nhà máy XLNT tập trung của KCX, KCN.
Trong giai đoạn này, chỉ có 6/13 KCX, KCN đang hoạt động có hệ thống XLNT tập trung, các KCN còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Việc đấu nối thoát nước vào mạng lưới thu gom được các Công ty Phát triển hạ tầng (PTHT) bắt đầu quan tâm. Ngoài ra, hoạt động BVMT của Công ty PTHT chỉ tập trung cho công tác vận hành hệ thống XLNT tập trung của khu.
Ngày 14/3/2008 Chính phủ ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP về KCN, KCX và KKT, HEPZA đã nghiêm túc triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Công tác quản lý
- Tập trung chỉ đạo các KCN chưa xây dựng nhà máy XLNT tập trung phải khẩn trương lên kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy XLNT tập trung, nhanh chóng đưa vào vận hành. Tính đến 31/12/2008, 100% KCX, KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố đã xây dựng xong nhà máy XLNT tập trung và hoàn thiện cơ bản mạng lưới thu gom nước thải, từng bước đôn đốc DN đấu nối thoát nước.
- Thành lập Phòng quản lý môi trường và tăng cường thêm cán bộ có chuyên môn chuyên ngành cho phòng để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về BVMT.
- Yêu cầu các Chủ đầu tư KCX, KCN thành lập Bộ phận chuyên trách BVMT tại các KCX, KCN, trong đó có một lãnh đạo Công ty PTHT phụ trách. Bộ phận BVMT là lực lượng tại chỗ, có thể giám sát 24/24 tình hình môi trường phát sinh trên địa bàn. Hiện nay, số lượng cán bộ của Bộ phận BVMT các KCX, KCN là trên 120 người, có chuyên môn chuyên ngành và được đào tạo để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động BVMT của DN trong KCX, KCN, phát hiện các hành vi vi phạm về môi trường, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Tham mưu cho UBND Thành phố quyết định thành lập Thanh tra HEPZA để xử lý vi phạm và nâng cao hiệu quả quản lý các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực BVMT.
- Định kỳ tổ chức họp giao ban công tác quản lý môi trường với các Công ty PTHT KCX, KCN luân phiên tại từng KCX, KCN, có tham quan thực tế hệ thống XLNT tập trung của KCX, KCN để trao đổi kinh nghiệm và kịp thời hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường.
- Làm việc với Lãnh đạo các DN vi phạm về môi trường để lắng nghe khó khăn của DN trong công tác BVMT, chỉ rõ việc vi phạm và yêu cầu các DN khắc phục.
- Công khai danh sách DN vi phạm pháp luật về môi trường và danh sách DN đã khắc phục vi phạm về BVMT trên Trang thông tin điện tử của HEPZA (www.hepza.gov.vn). Ngoài ra còn giới thiệu các đơn vị tư vấn – cung ứng dịch vụ bảo vệ môi trường có năng lực chuyên môn để DN tham khảo hợp tác.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến DN các nội dung pháp luật về BVMT, quản lý chất thải rắn.
Công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT và đề án BVMT:
Ngày 13/4/2009, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HEPZA; đồng thời, ủy quyền cho HEPZA thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ đã được giao tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP về quản lý môi trường: tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; làm việc với UBND các quận/huyện có KCX, KCN; ủy quyền cho HEPZA cấp xác nhận Cam kết BVMT cho các DN đầu tư vào KCX, KCN. Theo đó, hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phê duyệt/xác nhận đề án BVMT, xác nhận đăng ký cam kết BVMT đã đi vào nề nếp.
Tính đến nay, HEPZA đã phê duyệt 42 đề án BVMT; xác nhận 97 đề án BVMT; xác nhận hoàn thành 65 đề án BVMT; thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 19 dự án; xác nhận đăng ký 64 Cam kết Bảo vệ môi trường và 02 Cam kết Bảo vệ môi trường bổ sung cho các DN trong KCX, KCN.
Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về BVMT
Từ năm 2001 – 2006, HEPZA đã chủ động kiểm tra và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra về môi trường đối với 2.165 lượt DN. Trong năm 2007 đã xử phạt 77 trường hợp. Từ tháng 7/2009, Thanh tra HEPZA được UBND Thành phố quyết định thành lập với biên chế 10 người và giao nhiệm vụ thực hiện chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đối với các DN trong KCX, KCN. Năm 2010, thanh tra 114 DN, xử phạt vi phạm hành chính 45 DN. Với việc thành lập Thanh tra Ban Quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả; tình hình vi phạm pháp luật về môi trường của DN trong KCX, KCN giảm rất nhiều, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong KCX, KCN, tăng cường kỷ cương, hiệu lực quản lý nhà nước đối với các KCX, KCN. Theo đó, công tác BVMT được cải thiện rõ rệt, số vụ việc và mức độ vi phạm giảm.
Trong quá trình quản lý, HEPZA đã phát hiện nhiều trường hợp DN không có phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị và nhân lực nhưng vẫn tổ chức dịch vụ phân tích chất lượng môi trường, số liệu phân tích không chính xác, bất hợp lý. Ngoài ra, việc kiểm định các thiết bị đo đạc chất lượng môi trường còn bỏ ngỏ, chỉ có một số ít phòng thí nghiệm được cấp chứng chỉ Villas phải tuân thủ việc kiểm định thiết bị theo quy định của ISO 17025 và của đơn vị công nhận.
Công tác thu gom và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung
Đến nay, 13/13 KCX, KCN đang hoạt động đều có nhà máy XLNT tập trung vận hành ổn định và tất cả các KCX, KCN đã hoàn chỉnh mạng lưới thu gom nước thải; đấu nối hoàn chỉnh nước thải từ các DN vào hệ thống thu gom chung của KCX, KCN. Tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy XLNT tại các KCX, KCN của thành phố hiện là 53.000 m3/ngày.
Một số kiến nghị
Nhìn chung, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã có một bước tiến lớn, trong đó phát huy cơ chế “Một cửa, tại chỗ” nhằm tăng cường thu hút đầu tư, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chậm ra văn bản hướng dẫn thực hiện đã làm cho Ban Quản lý KCN cấp tỉnh lúng túng trong thực hiện.
Hiện nay, HEPZA rất hạn chế tiếp nhận đầu tư các DN thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường, chỉ tiếp nhận dự án đầu tư có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao theo 3 mũi nhọn của TPHCM: điện – điện tử, cơ khí chính xác, hóa dược – chế biến lương thực thực phẩm.
Từ thực tế công tác BVMT tại địa phương, HEPZA xin đề xuất một số ý kiến để tăng cường thực hiện công tác BVMT tại các KCX, KCN như sau:
- Sớm sửa đổi Thông tư 08 để tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý môi trường các KCX, KCN; nâng cao vai trò trách nhiệm của các Công ty PTHT KCX, KCN trong việc nắm tình hình, kiểm tra, giám sát hoạt động BVMT của DN trong KCX, KCN; tiếp tục phát huy vai trò của bộ phận chuyên môn về BVMT của KCX, KCN.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các DN về công tác BVMT. Tuy nhiên, công tác thanh tra cần phải có kế hoạch, tránh chồng chéo. Từng bước hạn chế việc khai thác, sử dụng nước ngầm để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm chung. Ngành Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và địa phương rà soát, xác định các nguồn thải trên địa bàn để có cơ sở xác định trách nhiệm của các đơn vị xả nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường; thống nhất một đầu mối cấp phép xả thải đối với KCN ven kênh thủy lợi.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng các kiến thức quản lý BVMT cho các bộ phận môi trường KCX, KCN và các nhân viên chuyên trách về môi trường của các DN trong KCX, KCN; nâng cao nhận thức về BVMT trong giới chủ DN.
- Cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo xây dựng hệ thống quan trắc tự động từ ngân sách nhà nước để có hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý và giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải tại các KCX, KCN, kịp thời phát hiện các trường hợp xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép ứng dụng các công cụ tin học trong công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và tại DN.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản hướng dẫn thủ tục về BVMT đối với các trường hợp doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, sản xuất nhưng chưa thực hiện thủ tục môi trường thay thế cho Thông tư 04/2008/TT-BTNMT quy định chấm dứt việc làm Đề án BVMT từ ngày 31/12/2009 để tháo gỡ các vướng mắc cho các DN, vì trong thực tế, việc các DN sang nhượng, cho thuê lại nhà xưởng rất phổ biến.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu hướng dẫn cấp phép, quản lý hoạt động sau cấp phép của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về môi trường và dịch vụ phòng thí nghiệm, phân tích chất lượng môi trường nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn về môi trường cho doanh nghiệp. Đồng thời, bảo đảm kết quả phân tích mẫu chính xác, khách quan, trung thực để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đảm bảo được tính chính xác, hạn chế việc khiếu nại của doanh nghiệp.
khu cong nghiep , khu công nghiệp , khu cong nghiep 
khu cong nghiep